Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “In praise of mass immigration,” Financial Times, 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tỷ lệ nhập cư cao là dấu hiệu cho thấy một xã hội lành mạnh và năng động.

“Khi nhìn về phía trước, tôi chợt thấy có linh cảm. Giống như người La Mã, tôi như đang thấy sông Tiber sủi đầy máu…”

Đó là lời cảnh báo hồi năm 1968 của Enoch Powell về nguy cơ nhập cư ồ ạt vào Anh. Giờ đây, những người xem chính trị gia quá cố của Đảng Bảo thủ như một nhà tiên tri sẽ cảm thấy như mình được minh oan. Phản đối làn sóng nhập cư đang ngày càng trở thành vấn đề trọng tâm trong nền chính trị phương Tây. Continue reading “Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?”

Tìm hiểu về Think tank

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay còn chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất trí về tổ chức xã hội gọi là Think tank, bởi lẽ chính quyền các nước có quan điểm khác nhau về vấn đề có cho phép dân chúng được công khai phản biện chính sách của nhà nước hay không, có thể lập Think tank dân sự hay không…. Vì vậy ở đây chỉ có thể giải thích chung chung. Hiểu đơn giản, Think tank là tên gọi một loại tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao … , cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp có tính chất tư vấn nhằm hiến kế cho tầng lớp hoạch định chính sách chủ trương quốc gia. Continue reading “Tìm hiểu về Think tank”

Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Khi tiếng súng im bặt, tên lửa không còn rơi xuống nhà của thường dân, và cuộc chiến kết thúc, bước tiếp theo sẽ là gì? Ai sẽ tiếp quản Gaza, chịu trách nhiệm khôi phục những tàn tích, và giúp hơn 2 triệu dân tại đây vượt qua những đau thương của chiến tranh? Nghĩ về “ngày sau” trong thời chiến là một hành động vô ích khi các bên phải đối mặt với các thử thách ngay trước mắt và mức độ tàn phá vẫn chưa rõ ràng. Nhưng điều này lại cần thiết để các bên tham chiến có thể xác định chiến lược lâu dài của mình và kết cục tốt nhất sẽ là gì – đối với dân thường Gaza, Israel, Mỹ, các quốc gia Ả Rập láng giềng. Chỉ khi đó, họ mới có thể vẽ ra con đường khả thi hướng tới một tương lai dựa trên tầm nhìn này. Continue reading “Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh”

Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Cuộc chiến tại Ukraine đã phục vụ như một lời nhắc nhở đối với các nhà quan sát phương Tây rằng có một thế giới rộng lớn tồn tại bên ngoài các cường quốc và đồng minh cốt lõi của họ. Thế giới này, chủ yếu bao gồm các quốc gia Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, và Mỹ Latinh, đã tránh chọn phe rõ ràng trong cuộc xung đột này. Từ đó, cuộc chiến này đã có một hậu quả bất ngờ – làm nổi bật Phương Nam toàn cầu (Global South) như một nhân tố chính trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21. Bối cảnh địa chính trị ngày nay không chỉ được xác định bởi những căng thẳng giữa Mỹ và hai cường quốc đối thủ chính là Trung Quốc và Nga, mà còn bởi những quyết định của các cường quốc bậc trung như Việt Nam và Argentina, hay các tiểu cường như Serbia và Kenya. Continue reading “Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu”

Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why the west cannot turn a blind eye to a murder in Canada,” Financial Times, 02/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bỏ qua việc các chính phủ nước ngoài nhúng tay vào các vụ ám sát sẽ gây ra rủi ro lớn cho an ninh quốc gia và ổn định xã hội.

Khi chào đón Narendra Modi đến Washington hồi tháng 6, Joe Biden nói, “Giữa chúng ta có sự tôn trọng lẫn nhau rất lớn vì cả hai nước đều là những nền dân chủ.” Tuyên bố chung do các nhà lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ đưa ra nhấn mạnh niềm tin chung của họ rằng “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ phải được tôn trọng.”

Tuyên bố đó được đưa ra vào ngày 22/06, bốn ngày sau vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar, người đã bị bắn tới 34 viên đạn trong một bãi đậu xe ở Vancouver. Continue reading “Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)”

Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc”

Nguồn: Phelim Kine (pv), ‘We aren’t on the Chinese side’, Politico, 06/16/2023

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp Sophea Eat và Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà, Keo, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc””

Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu”, nhà báo kỳ cựu người Nhật Katsuji Nakazawa đã phân tích lời Tổng thống Pháp nói hôm Chủ nhật 14/5. Hôm ấy, khi trả lời câu hỏi của báo Opinion (Pháp), ông Macron cho rằng nước Nga của Putin trên thực tế đã thua về mặt địa chính trị, để mất lối vào biển Baltic, thúc đẩy Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối NATO, và do ngày một lún sâu vào vũng bùn chiến tranh Ukraine, Nga buộc phải ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, trở thành “chư hầu” (nguyên văn tiếng Anh “vassal”, Trung Quốc dịch là “nước phụ thuộc”) của nước này.

Nhận định “Nga là chư hầu của Trung Quốc” đã đặt Moskva và Bắc Kinh vào tình thế khó xử. Trung Quốc cho rằng đây là chiến thuật của phương Tây nhằm chia rẽ Trung Quốc với Nga, nếu nói nhiều về vấn đề đó thì sẽ mắc mưu họ. Vì thế truyền thông chính thống Trung Quốc tránh nói về phát biểu của Macron. Nhưng dân nước này thì không giấu được niềm tự hào nước mình đã vượt Nga, trở thành cường quốc sánh ngang với Mỹ. Có dân mạng nhắc lại chuyện ngày xưa Nga từng chiếm không ít vùng đất của Trung Quốc. Continue reading “Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?”

Tại sao Tập ngó lơ Biden?

Nguồn: Craig Singleton, “Why Xi Is Ghosting Biden,” Foreign Policy, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh từ chối đối thoại với Washington là một phần trong cuộc chiến nhằm làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngó lơ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thật vậy, đã sáu tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau – Bắc Kinh đổ lỗi rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu bay lạc, đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong suốt thời gian đó, Tập lại gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và tiếp đón các phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Pháp, Đức, và Brazil. Sau khi sử dụng hết mọi lý do có thể, Trung Quốc gần đây đã thừa nhận rằng họ đơn giản là không muốn nói chuyện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tháng 3, “Việc liên lạc [với Mỹ] không nên được thực hiện chỉ vì [các bên muốn] liên lạc.” Continue reading “Tại sao Tập ngó lơ Biden?”

Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?

Nguồn: Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”

Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh? Continue reading “Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?”

Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ

Nguồn: Jessica Chen Weiss, “Even China Isn’t Convinced It Can Replace the U.S.,” New York Times, 04/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện nay, ở Washington đang có một quan điểm ngày càng vững chắc cho rằng Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới và tái tạo hệ thống quốc tế theo hình ảnh phi tự do của mình.

Tất nhiên, Trung Quốc đã thúc đẩy những nỗi sợ này qua việc phát triển quân đội, hợp tác với một nước Nga theo chủ nghĩa phục thù, thúc đẩy các yêu sách tranh chấp lãnh thổ, và dựa vào những luận điệu của riêng mình. Chủ tịch Tập Cận Bình đã thề sẽ chặn đứng những gì ông coi là nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” Trung Quốc, và đã tuyên bố rằng “chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ diệt vong và chủ nghĩa xã hội chắc chắn sẽ chiến thắng”. Continue reading “Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ”

Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?

Nguồn: Andrew Moore, “How AI Could Revolutionize Diplomacy,” Foreign Policy, 21/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ChatGPT đến điện toán lượng tử, các công nghệ mới nổi sẽ cung cấp các công cụ mới để kiến tạo hòa bình.

Đã hơn một năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, có rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm kết thúc. Thành công của Ukraine trên chiến trường đã được hỗ trợ bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ mới, từ máy bay không người lái đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mã nguồn mở. Nhưng sau cùng thì, cuộc chiến ở Ukraine – giống như bất kỳ cuộc chiến nào khác – sẽ kết thúc bằng đàm phán. Và dù cuộc xung đột đã thúc đẩy những cách tiếp cận mới đối với chiến tranh, thì các phương pháp ngoại giao vẫn đang bị mắc kẹt ở thế kỷ 19. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?”

Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhất là năm 2022, thế giới trải qua một giai đoạn biến động chưa từng có, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy phát triển chung của toàn cầu. Xâu chuỗi những sự kiện và dấu ấn của mỗi năm cho thấy sự tiếp nối của những xu thế chuyển dịch trước đó, đồng thời mang hàm ý chỉ dấu về một cục diện thế giới mới đang manh nha định hình. Continue reading “Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định”

Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?

Nguồn:What’s behind France’s fatal fascination with Russia”, The Economist, 16/02/2023.

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Lịch sử lâu dài giữa hai nước đã khiến Paris khó hoàn toàn tách khỏi Moscow

Nhà triết học người Pháp Voltaire bị quyến rũ bởi nước Nga đến mức ông viết những bức thư ca ngợi gửi cho nữ hoàng Ekaterina (Catherine) Đại đế. Trong những năm 60, 70 của thế kỉ 18, nhà tư tưởng thời Khai sáng và nữ hoàng Nga đã trao đổi 197 bức thư tay bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ được ưa chuộng bởi tầng lớp quý tộc Nga lúc bấy giờ. Voltaire khen ngợi Ekaterina là “đức vương khai minh”, và nói rằng: “Nếu tôi trẻ hơn, tôi sẽ trở thành người Nga”. Vào năm 1773, nữ hoàng còn đón tiếp nhà bác học Denis Diderot tại cung điện St. Petersburg. Từ đó, trong trí tưởng tượng của người Pháp, Nga là điểm hẹn của nghệ thuật và văn chương, là nơi văn minh vượt lên trên hỗn mang. Continue reading “Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?”

Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương

Nguồn: Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan, “The Minilateral Era,” Foreign Policy, 10/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung từ Ấn Độ đến Israel hiện đang theo đuổi các quan hệ đối tác nhỏ, dựa trên những vấn đề cụ thể, nằm ngoài các thể chế chính thức.

Tháng 9 năm ngoái, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã vạch ra một chiến lược ba bên. Mỗi bên đều đã có quan hệ song phương mạnh mẽ với hai bên còn lại, vì vậy họ nhất trí sẽ theo đuổi quan hệ đối tác nhóm rộng lớn hơn. Ấn Độ và Pháp cũng vừa tham gia một nỗ lực tương tự nhằm tạo ra một chương trình nghị sự chung với Australia. Continue reading “Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương”